Vietnam | English
Tel: 0903 835 845
Email: tri@trikythuat.com
Hotline: 0903 835 845
Thành viên đăng nhập
Giỏ Hàng
Số lượng sản phẩm:(0)

Gửi đơn đặt hàng

Hỗ trợ trực tuyến
Tin tức
Đối tác - Khách hàng

Chuyên mục tin tức

Cách nghiệm thu máy phát điện bằng tải giả

Tin đăng ngày: (20/04/2018)
tải giả, load bank, công suất máy phát điện, Công suất stanby, công suất prime, công suất dự phòng, công suất liên tục. cách thử tải máy phát điện, quy trình nghiệm thu máy phát điện.

A- Tải giả thử máy phát điện là gì?

Tải giả hay còn gọi là load bank, tài trở là  thiết bị dùng để đo công suất ( KW, KVA )

Phần loại tải giả:

Phân loại theo điện áp:

Tải giả AC là loại tải giả dùng để đo điện áp 220V, 380V-400V ở tần số 50Hz ( như việt Nam), 440v-480 ở tần số 60Hz dùng ở Mỹ và tàu biển…

Tải giả DC là loại tải giả dùng  để đo điện áp DC: 48VDC, 110VDC, 200VDC dùng để xả tải ác quy UPS, test các thiết bị chuyên dùng trong ngành hàng không.

Phân loại theo cấu tạo: có 2 loại chính: loại có cấu tạo cố định và loại di động.

Loại cố định: có cấu tạo lớn công suất trên 1000KW thường dùng trong các nhà máy sản xuất máy phát điện, nhà máy nhiệt điện, thủy điện…

Loại di động: là loại có cấu tạo nhỏ , có công suất dưới 1000KWcó kết cấu bánh xe dể di chuyển, nâng hạ,  thường dùng  để test máy phát điện cho các tòa nhà cao tầng, test hệ thống UPS định kỳ, nghiệm thu máy phát điện.

Phân loại theo cấu tạo điện điện trở:

Loại dùng điện trở cánh: ưu điểm có cấu tạo đẹp, dể  chế tạo . Khuyết điểm  tuổi thọ ngắn dể chạm nổ hư điện trở, chi phí bảo trì cao do phải thường xuyên thay điện trở , thường dùng ở các nước như Trung Quốc…

Loại dùng điện trở dây quấn hoặc thanh, tấm: ưu điểm bền công suất lớn. Khuyết điểm khó chế tạo, thường dùng ở các nước Châu Âu, Mỷ, Singapore …

Phân loại theo khiểu điều khiển: gồm điều khiển thông thường và điều khiển tự động.

Cấu tạo 1 bộ tải trở: Một tải trở bao gồm:

-         Khối điện trở

-         Quạt làm mát

-         Trang bị điện

-         Bộ điều khiển

-         Bao che khung đỡ thanh đấu nối

 

 

A- Tổ máy phát điện là gì:

Tổ máy phát điện có cấu tạo cơ bản gồm 4 phần:  Nguồn dẩn động, máy phát điện xoay chiều,  bộ điều khiển ( controler ), khung gầm.

-         Nguồn dẩn động:  Dẩn động bằng động cơ Diesel, động cơ xăng, Dẩn động bằng turbin sức nước ( thủy điện ), dẩn động bằng turbin hơi nước ( nhiệt điện ), dẩn động bằng turbin gió ( máy phát điện sức gió ), dẩn động bằng năng lượng mặt trời ( loại  nầy có cấu tạo khác là quá trình  là quá trình biến đổi  ánh sáng mặt trời thành điện năng thông qua quá trình nạp xả ắc quy  thành điện năng lên điện lưới quốc gia ). Nội dung bài nầy chủ yếu nói về động cơ Diesel. Động cơ Disel thông dụng  dùng để lắp tổ máy phát điện như: Cummins, Caterpilar, Misubishi, Volvo, Perkin,  Kumasu,  Duezt, Detroit Diesel, Doosan,   Dongfeng …

-         Máy phát điện xoay chiều: gồm máy phát điện chiểu 3 pha, và một pha.  Bao gồm các hãng: Stamford, Marathon, Leroysomer, ….

-         Bộ điều khiển ( controler ): tùy theo từng hãng chế tạo tổ máy phát điện mà có các loại khác nhau, thông thường được chế tạo từ các hãng: Deepsea, wooward, Datakom, …

-         Khung gầm: Là phần khung đề gá đở động cơ và máy phát điện xoay chiều ( hay còn gọi là đầu phát ).

Ngoài ra còn phần giảm âm như giảm thanh, óng khói,  bao che cách âm.

1- Công suất tổ máy phát điện:

Công suất tổ máy phát điện được ghi theo công suất động cơ diesel:

Các khái niệm công suất động cơ theo tiêu chuẩn ISO 8528:

  1. Công suất liên tục: continuous power (COP): là công suất mà tổ máy phát điện chạy với mức tải không thay đổi với thời gian chạy không giới hạn, 24 giờ /ngày,  365 ngày/năm. ( áp dụng cho dụng cho tất cả tổ máy phát điện  nhiệt điện, thủy điện, hòa lưới quốc gia … )
  2. Cô suất liên tục : Prime power ( PRP ) : là công suất mà tổ máy phát điện chạy với mức tải thay đổi với thời gian chạy không giới hạn, 24 giờ /ngày,  365 ngày/năm và mức tải trung bình trong vòng 24 giờ  không quá 70% công suất PRP. Áp dụng cho tổ máy phát điện không hòa mạng lưới gia. Tổ máy phát Diesel ở áp dụng khái niệm nầy.
  3. Công suất tới hạn: Limited time running power ( LTP ): Là công suất tổ máy phát điện chạy với mức tải không thay đổi với thời gian chạy không  quá 500 giờ/năm.
  4. Công suất dự phòng  Emergency stanby power ( ESP ): Là công suất tổ máy phát điện chạy với mức tải thay đổi với thời gian chạy không  quá 200 giờ/năm, không quá 1 giờ /12 giờ và mức tải trung bình trong vòng 24 giờ  không quá 70% công suất ESP. Tổ máy phát điện Diesel áp dụng khái niệm nầy.
  5. Tổ máy phát điện sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh nhà chế tạo sẽ ghi công suất liên tục : Prime power ( PRP ) với đơn vị ( KW, KVA ) và  Công suất dự phòng  Emergency stanby power ( ESP ) với đơn vị ( KW, KVA ) lên tổ máy phát điện.
  6. Tổng kết lại ta có bảng sau:

 

 

 

 

Cách kiểm tra công suất  hoặc nghiệm thu  một máy phát điện mới:

Theo tiêu chuẩn ISO trước khi  một máy phát điện  xuất xưởng sẽ trải qua một qui trình khiểm tra tải tại nhà máy. Kết quả của công việc kiểm tra được ghi thành một báo cáo gọi là Test report, trên bảng báo có nầy có ghi các thông số giống bảng

Trong trường hợp có test report thì kiểm tra theo test report.

Trong trường hợp không có test report thì kiểm tra theo công suất ghi trên máy phát điện.

Các mức đóng tải  (% tải)  của các hãng có thể khác nhau nhưng quan trọng là ở mức công suất dự phòng  stanby power  kiểm tra 1giờ  là  đạt yêu cầu.

Ví dụ:

Test máy phát điện trên catalogue ghi công suất như sau:

Stanby: 1112KW

1390KVA

Prime: 1012KW

1265KVA

Qui trình test tải như sau: Để đơn giản ghi giá trị trung bình  dòng điện (A).

Mặc định thiết bị thử tải có hệ số cosØ = 1, tần số 50Hz, điện áp 380V, 3 phase

Chọn công suất thử là prime power: 1012KW

Tính  % công suất ta được  KW  và dòng điện (A) theo bảng bên dưới:

 

time

Duration

load

KW

Ampere

 

(mins)

(%)

 

(A)

1

1 giờ

25% prime

253

392

2

1 giờ

50% prime

506

783

3

1 giờ

75% prime

759

1175

4

1 giờ

100% prime

1012

1567

5

1 giờ

110% prime

1112

1721

Ngoài ra còn mốt số thông số cần kiểm tra trong quá trình thử tải như: Độ ồn,  tiêu chuẩn khí thải ( nếu cần )…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các bài viết khác